Lái xe cẩu cần bằng gì? làm sao để lại xe cẩu an toàn nhất?

Không riêng gì xe máy hay xe ô tô mới cần bằng lái xe, những người vận hành xe cẩu cũng yêu cầu cần phải có bằng lái do cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp. Tuy nhiên, vẫn còn khá nhiều người thắc mắc lái xe cẩu cần bằng dấu gì? Làm sao để có được bằng lái xe cẩu? Vậy thì đừng bỏ lỡ những nội dung mà xe cẩu An Mậu chia sẻ dưới đây nhé.

Lái xe cẩu có cần bằng dấu không?
Câu hỏi này khiến rất nhiều người quan tâm. Theo quy định của nhà nước, một công nhân muốn vận hành xe cẩu thì phải trải qua một khóa đào tạo vận hành máy xúc bởi đơn vị hoặc cơ quan đào tạo dạy nghề.

Khi kết thúc khóa học, học viên sẽ được cấp chứng chỉ lái máy cẩu và nó có thời hạn sử dụng vĩnh viễn và giá trị sử dụng trên toàn quốc. Nếu người lái xe cẩu không có bằng lái khi bị cơ quan chức năng phát hiện thì sẽ bị xử phạt theo quy định của pháp luật.

Lái xe cẩu cần bằng dấu gì?
Lái xe cẩu cần bằng dấu gì? Bằng dấu lái xe cẩu chính là chứng chỉ vận hành máy cẩu được cấp bởi cơ quan có thẩm quyền. Tất cả đơn vị được nhà nước cấp phép hoạt động và cấp chứng chỉ máy cẩu đều phải sử dụng theo mẫu quy định chung.

Đã có nhiều người bị nhầm lẫn bằng lái xe cẩu tương tự như bằng lái ô tô. Nhưng không biết rằng bằng lái máy cẩu thuộc lĩnh vực quản lý đào tạo dạy nghề của Bộ Giáo Dục. Còn bằng ô tô, xe máy do Bộ Giao Thông Vận Tải quản lý. Vậy nên chúng sẽ có sự khác nhau về cơ quan cấp.

==> Xem thêm: 10 quy tắc để vận hành cần cẩu an toàn

Những kiến thức cần biết khi vận hành xe cẩu
Thợ lái xe cẩu cần phải nắm vững các nguyên tắc vận hành xe để có thể tránh gặp phải những tai nạn đáng tiếc đó là:

Yêu cầu với thợ lái xe cẩu
– Độ tuổi lao động của người vận hành xe cẩu phải đủ từ 18 tuổi trở lên theo đúng luật lao động của nhà nước.
– Có chứng nhận sức khỏe đủ khả năng lái xe từ cơ quan y tế.
– Đã có chứng chỉ lái xe cẩu và có đầy đủ những chuyên môn kỹ năng về xe cẩu.
– Được đào tạo đầy đủ về an toàn lao động.
– Luôn trang bị đồ bảo hộ lao động khi làm việc.

Xe cẩu cần có giấy phép kiểm định
– Không chỉ thắc mắc lái xe cẩu cần bằng dấu gì? Liệu có cần kiểm định xe cẩu không cũng được khá nhiều người thắc mắc.
– Theo đó, mỗi xe cẩu sẽ được kiểm định và cấp giấy phép trước khi đưa vào hoạt động. Cơ quan có thẩm quyền thẩm định và kiểm tra tất cả các thiết bị, bộ phận cũng như phụ tùng xe cẩu để loại bỏ những nơi không đạt yêu cầu. Điều này giúp người lái xe và xe luôn được đảm bảo an toàn khi sử dụng.
– Giấy phép kiểm định xe cẩu sẽ được cấp trong một khoảng thời gian nhất định tùy vào khả năng vận hành và chất lượng của xe. Khi hết thời gian hoạt động thì buộc phải kiểm định lại, nếu không sẽ bị xử phạt theo quy định.

Kiểm tra các bộ phận của xe cẩu trước khi làm việc?
Kiểm tra bên ngoài
– Kiểm tra thanh chắn, đèn chiếu sáng và hệ thống cảnh báo thông tin…
– Kiểm tra bình nhiên liệu như hệ thống bôi trơn, dầu nhớt, áp suất khí và hệ thống làm mát của xe.
– Kiểm tra các bộ phận gồm dây đai, mắt xích, ốc vít, cần trục, bulong, móc…nếu thấy bị han gỉ hoặc lỏng lẽo thì cần thay thế ngay.
– Cần đảm bảo buồng lái luôn gọn gàng, sạch sẽ.
– Đảm bảo khoảng cách với các đường dây cao áp luôn an toàn.

Kiểm tra xe cẩu khi không tải
– Xe cẩu chỉ được di chuyển khi đã thu chân chống.
– Đảm bảo khoảng cách ít nhất 1m giữa phần quay của trục với chướng ngại vật.
– Thử cả với tải tĩnh và tải động.
– Kiểm tra áp suất chân chống và công suất nâng của xe, nếu không cân nhắc và tính toán kỹ lưỡng có thể khiến xe bị lật. Nhất là chú ý tới bề mặt các chân đệm không thể lớn hơn khả năng chịu tải mặt đất.
– Xe cần được đậu ở trên mặt bằng chắc chắn, không bị sụt lún. Đồng thời dùng tấm lót chân chống đúng quy định.
– Thường xuyên kiểm tra độ ổn định và độ cân bằng của máy bằng đồng hồ đo định mức.

Khi lái xe cẩu cần lưu ý
Cần dùng cáp hoặc xích đồng để buộc kiện tải, việc này sẽ tạo ra sự cần bằng đồng đều. Đặc biệt cần có thêm đệm lót với những kiện hàng có góc nhọn để tránh gây đứt hoặc bào mòn.
Dây treo móc để theo hướng thẳng đứng khi nâng tải và phải kiểm tra khoảng cách ở mức 0,2m trước khi nâng tải đến vị trí đặt. Nếu tình trạng ổn thì tiếp tục nhưng nếu không thì cần hạ xuống để thực hiện lại.
Nên nâng tải cao hơn vật cản 0,5m khi di chuyển theo hướng ngang.
Có những đánh thực trạng và tải trọng khi thi công công trình.

Những nghiêm cấm khi xe cẩu vận hành
Không được kéo lê tải với tang quấn.
Không nâng tải khi bi lệch xích, dây cáp hoặc chưa ổn định.
Không được đứng gần trong bán kính quay của cần trục.
Không cho phép chuyển hướng khi động cơ chưa ngừng hẳn.
Tải không được cản trở hoặc vùi lấp bởi những vật cản khác.

Trên đây là một số thông tin về lái xe cẩu cần bằng dấu gì mà bạn quan tâm. Mong rằng bài viết của xe cẩu An Mậu đã giúp bạn hiểu rõ hơn về những quy định cũng như lưu ý quan trọng khi vận hành xe cẩu. Từ đó giúp bạn tránh được những vấn đề không mong muốn xảy ra.

Nếu bạn đang có nhu cầu sử dụng xe cẩu nhưng chưa có bằng lái hoặc không tìm được địa chỉ thuê xe uy tín. Hãy liên hệ với An Mậu để được tư vấn tốt nhất 0915.069.900 – 034.787.4650 (gặp anh Mậu). 

0915.069.900